Có một câu nói trên TTCK thế giới nói chung, đó là: Đừng bao giờ chống lại FED!
Câu nói này có ý nghĩa gì? Nói đơn giản thì FED là nơi quyết định lãi suất của đồng USD. Mà đồng USD thì liên quan đến thị trường chứng khoán của toàn thế giới (từ Mỹ sang Âu sang Á) và các thị trường hàng hóa như vàng, dầu... vì các tài sản đó được neo bằng đồng USD.
Nói dễ hiểu hơn nữa, nếu đồng USD rẻ thì các tài sản khác tăng, chủ yếu là tài sản rủi ro (gồm cả chứng khoán) và khi đồng USD đắt lên thì các tài sản rủi ro khác giảm. Việc "đắt" hay "rẻ" của đồng USD nói cho đơn giản thì cứ nhìn vào lãi suất cơ bản của FED, lãi suất thấp tức là đồng USD rẻ, lãi suất cao tức là đồng USD đắt. Văn vở thì có nhiều cách nói, nhưng nói ngắn gọn thì là như vậy.
Nhìn vào hình minh họa trên, ACE sẽ thấy rõ mối tương quan giữa lãi suất của FED và các tài sản khác. Giai đoạn đầu 2020, khi Covid-19 bắt đầu bùng phát, lo sợ nền kinh tế sụp đổ, FED đã giảm lãi suất liên tục và duy trì mức thấp 0-0.25 suốt một thời gian. Đây là lúc các thị trường chứng khoán toàn cầu, tiền ảo, hàng hóa cơ bản.. các kiểu thi nhau tăng. Nhưng bắt đầu từ đầu 2022, FED bắt đầu liên tục tăng lãi suất cơ bản. Lúc đấy, các thị trường chứng khoán cũng như tài sản rủi ro khác sụp đổ. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Như vậy, bây giờ chúng ta đang trong giai đoạn "tiền đắt", đồng nghĩa các tài sản rủi ro kiểu chứng khoán sẽ giảm.
Nhìn vào chart daily của đồng USD, mặc dù giá đang nằm dưới đường MA200 một chút nhưng rõ ràng nó vẫn đang nằm trên đường uptrend, dao động trong biên độ giữa đường MA200 và đường Fib uptrend ở dưới.
Nếu nhìn vào chart weekly của đồng USD thì sẽ thấy uptrend của USD vẫn mạnh lắm, giá vẫn đang nằm trên đường MA50 được hỗ trợ bởi đường Fib uptrend cùng đám mây Ichimoku.
Nói một cách ngắn gọn, cửa tăng của USD trong thời gian tới vẫn còn sáng lắm, nó giống như ngọn lửa đang âm ỉ, chỉ cần gió đông là bùng. Điều này cũng phù hợp với suy nghĩ của trader là FED sẽ còn mấy đợt tăng lãi suất trong năm 2023 nữa. Mặc dù, hiệu ứng tăng lãi suất đang "nhạt dần" nhưng dù sao, thị trường vẫn cần tìm một câu chuyện mới đủ để thay thế cho câu chuyện đang nhạt này. Vì vậy, tôi vẫn theo dõi chart của USD Index để cân nhắc.
Câu nói này có ý nghĩa gì? Nói đơn giản thì FED là nơi quyết định lãi suất của đồng USD. Mà đồng USD thì liên quan đến thị trường chứng khoán của toàn thế giới (từ Mỹ sang Âu sang Á) và các thị trường hàng hóa như vàng, dầu... vì các tài sản đó được neo bằng đồng USD.
Nói dễ hiểu hơn nữa, nếu đồng USD rẻ thì các tài sản khác tăng, chủ yếu là tài sản rủi ro (gồm cả chứng khoán) và khi đồng USD đắt lên thì các tài sản rủi ro khác giảm. Việc "đắt" hay "rẻ" của đồng USD nói cho đơn giản thì cứ nhìn vào lãi suất cơ bản của FED, lãi suất thấp tức là đồng USD rẻ, lãi suất cao tức là đồng USD đắt. Văn vở thì có nhiều cách nói, nhưng nói ngắn gọn thì là như vậy.
Nhìn vào hình minh họa trên, ACE sẽ thấy rõ mối tương quan giữa lãi suất của FED và các tài sản khác. Giai đoạn đầu 2020, khi Covid-19 bắt đầu bùng phát, lo sợ nền kinh tế sụp đổ, FED đã giảm lãi suất liên tục và duy trì mức thấp 0-0.25 suốt một thời gian. Đây là lúc các thị trường chứng khoán toàn cầu, tiền ảo, hàng hóa cơ bản.. các kiểu thi nhau tăng. Nhưng bắt đầu từ đầu 2022, FED bắt đầu liên tục tăng lãi suất cơ bản. Lúc đấy, các thị trường chứng khoán cũng như tài sản rủi ro khác sụp đổ. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Như vậy, bây giờ chúng ta đang trong giai đoạn "tiền đắt", đồng nghĩa các tài sản rủi ro kiểu chứng khoán sẽ giảm.
Nếu nhìn vào chart weekly của đồng USD thì sẽ thấy uptrend của USD vẫn mạnh lắm, giá vẫn đang nằm trên đường MA50 được hỗ trợ bởi đường Fib uptrend cùng đám mây Ichimoku.
Nói một cách ngắn gọn, cửa tăng của USD trong thời gian tới vẫn còn sáng lắm, nó giống như ngọn lửa đang âm ỉ, chỉ cần gió đông là bùng. Điều này cũng phù hợp với suy nghĩ của trader là FED sẽ còn mấy đợt tăng lãi suất trong năm 2023 nữa. Mặc dù, hiệu ứng tăng lãi suất đang "nhạt dần" nhưng dù sao, thị trường vẫn cần tìm một câu chuyện mới đủ để thay thế cho câu chuyện đang nhạt này. Vì vậy, tôi vẫn theo dõi chart của USD Index để cân nhắc.