Sau khi VNI tạo đỉnh ở khoảng 1500 điểm thì liền sau đó ACE đã được chứng kiến cú rơi về tận 900 điểm (giữa tháng 11/2022). Cú rơi này đối với nhiều ACE là cú sốc vì ngoài cường độ rơi thì thời gian rơi là tương đối dài (phải hơn 7 tháng và chưa biết bao giờ dừng lại), đặc biệt là sau quả uptrend khủng vừa rồi, rất nhiều các ACE mới biết đến chứng khoán từ đó chưa từng trải qua.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử, những cú rơi và sideway (đi ngang) diễn ra trong thời gian dài là bình thường. Đặc biệt là đối với những cú rơi lớn và dài như vậy thường tạo những cơ hội hiếm có khi giá có thể bật lên rất cao (so với đáy) và trong thời gian rất ngắn. Tôi vẫn ví dụ nó giống như quả bóng rơi từ độ cao càng lớn, lực càng mạnh thì khi bật lên nó sẽ bật lên rất mạnh trong thời gian ngắn. Mặc dù cú bật lên thường còn cách xa đỉnh (nếu tính theo Fibo thì khoảng 61.8%), các ACE trên đỉnh có thể chưa về được bờ nhưng những ACE mà vào được vùng đáy thì sẽ rất ấm.
Kinh nghiệm của tôi thấy thì thị trường thường hay lặp lại. Tôi đoán là thị trường vận động bản chất dựa vào tâm lý, mà tâm lý nhất là số đông thì vận động theo quy luật (chu kỳ). Vì vậy, tôi thường đi tìm các hình mẫu (pattern) trong quá khứ và dự đoán hình mẫu đó sẽ lặp lại trong tương lai. Sự lặp lại có thể không phải là sự copy 1:1 (thực ra trading là nghệ thuật, không phải là khoa học nên ACE đừng kỳ vọng nó là những con số chính xác tính ra được), nhưng dựa vào đó nó cung cấp tỷ lệ dự đoán chính xác hơn và tất nhiên đem lại tỷ lệ thắng lớn hơn.
Bài này tôi sẽ phân tích cú rơi của VNI trong quá khứ để tìm kiếm những pattern quen thuộc phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch trading trong thời gian tới.
Nhìn vào chart trên, ACE sẽ thấy vào đầu năm 2006, VNI bắt đầu một hành trình lịch sử trong TTCK Việt Nam (là giai đoạn (1) màu xanh trên hình). Con bull này ghi vào lịch sử khi lần đầu tiên tại Việt Nam nhà nhà chơi cổ phiếu, từ OTC đến niêm yết. Con bull này tăng 1 mạch từ quãng 300 điểm lên đỉnh cao gần 1200 điểm (vào khoảng tháng 3/2007). Sau đó, con bull đó kết thúc trên đỉnh như không rơi ngay mà đánh võng xuống tận 900 rồi vọt lên 1100 (không bao giờ lên lại đỉnh cũ) suốt từ tháng 3/2007 đến tận tháng 10/2007, là giai đoạn (2) màu vàng trên hình.
Sau đó là giai đoạn rơi thảm khốc của VNI từ tháng 10/2007 đến tận tháng 6/2008 về khoảng 350 điểm (giai đoạn (3) màu đỏ trên hình). Mặc dù có cú hồi ngắn ngủi khoảng 2 tháng (từ tháng 6/2008 đến tháng 9/2008) - là giai đoạn (4) màu xanh nét đứt trên hình, rồi sau đó VNI rơi tiếp đến tận cuối tháng 3/2009 (là giai đoạn (5) màu đỏ nét đứt trên hình). Như vậy, nếu bỏ qua giai đoạn hồi (4) thì tổng cộng cú rơi của VNI từ tháng 10/2007 xuống đáy 235 điểm tại tháng 3/2009 thì thị trường đã chứng kiến cú rơi 1,5 năm, rất nhiều chứng sỹ giai đoạn đó đã trải qua giai đoạn tra tấn kinh hoàng chưa bao giờ được chứng kiến mà di chứng để lại khiến nhiều người đến tận năm 2022 vẫn chưa hết.
Nhìn lại giai đoạn này, mặc dù giai đoạn (4) được gọi là hồi ngắn ngủi nhưng đấy là xét trên tổng thể cú rơi tận 1,5 năm vì nó kéo dài cũng phải được 2 tháng, tỷ suất sinh lời khoảng 62% (tương đương mức Fibo 61,8%) trên chỉ số (các mã chứng khoán có khi đem lại tỷ suất lớn hơn nhiều so với chỉ số).
Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử, những cú rơi và sideway (đi ngang) diễn ra trong thời gian dài là bình thường. Đặc biệt là đối với những cú rơi lớn và dài như vậy thường tạo những cơ hội hiếm có khi giá có thể bật lên rất cao (so với đáy) và trong thời gian rất ngắn. Tôi vẫn ví dụ nó giống như quả bóng rơi từ độ cao càng lớn, lực càng mạnh thì khi bật lên nó sẽ bật lên rất mạnh trong thời gian ngắn. Mặc dù cú bật lên thường còn cách xa đỉnh (nếu tính theo Fibo thì khoảng 61.8%), các ACE trên đỉnh có thể chưa về được bờ nhưng những ACE mà vào được vùng đáy thì sẽ rất ấm.
Kinh nghiệm của tôi thấy thì thị trường thường hay lặp lại. Tôi đoán là thị trường vận động bản chất dựa vào tâm lý, mà tâm lý nhất là số đông thì vận động theo quy luật (chu kỳ). Vì vậy, tôi thường đi tìm các hình mẫu (pattern) trong quá khứ và dự đoán hình mẫu đó sẽ lặp lại trong tương lai. Sự lặp lại có thể không phải là sự copy 1:1 (thực ra trading là nghệ thuật, không phải là khoa học nên ACE đừng kỳ vọng nó là những con số chính xác tính ra được), nhưng dựa vào đó nó cung cấp tỷ lệ dự đoán chính xác hơn và tất nhiên đem lại tỷ lệ thắng lớn hơn.
Bài này tôi sẽ phân tích cú rơi của VNI trong quá khứ để tìm kiếm những pattern quen thuộc phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch trading trong thời gian tới.
Nhìn vào chart trên, ACE sẽ thấy vào đầu năm 2006, VNI bắt đầu một hành trình lịch sử trong TTCK Việt Nam (là giai đoạn (1) màu xanh trên hình). Con bull này ghi vào lịch sử khi lần đầu tiên tại Việt Nam nhà nhà chơi cổ phiếu, từ OTC đến niêm yết. Con bull này tăng 1 mạch từ quãng 300 điểm lên đỉnh cao gần 1200 điểm (vào khoảng tháng 3/2007). Sau đó, con bull đó kết thúc trên đỉnh như không rơi ngay mà đánh võng xuống tận 900 rồi vọt lên 1100 (không bao giờ lên lại đỉnh cũ) suốt từ tháng 3/2007 đến tận tháng 10/2007, là giai đoạn (2) màu vàng trên hình.
Sau đó là giai đoạn rơi thảm khốc của VNI từ tháng 10/2007 đến tận tháng 6/2008 về khoảng 350 điểm (giai đoạn (3) màu đỏ trên hình). Mặc dù có cú hồi ngắn ngủi khoảng 2 tháng (từ tháng 6/2008 đến tháng 9/2008) - là giai đoạn (4) màu xanh nét đứt trên hình, rồi sau đó VNI rơi tiếp đến tận cuối tháng 3/2009 (là giai đoạn (5) màu đỏ nét đứt trên hình). Như vậy, nếu bỏ qua giai đoạn hồi (4) thì tổng cộng cú rơi của VNI từ tháng 10/2007 xuống đáy 235 điểm tại tháng 3/2009 thì thị trường đã chứng kiến cú rơi 1,5 năm, rất nhiều chứng sỹ giai đoạn đó đã trải qua giai đoạn tra tấn kinh hoàng chưa bao giờ được chứng kiến mà di chứng để lại khiến nhiều người đến tận năm 2022 vẫn chưa hết.
Nhìn lại giai đoạn này, mặc dù giai đoạn (4) được gọi là hồi ngắn ngủi nhưng đấy là xét trên tổng thể cú rơi tận 1,5 năm vì nó kéo dài cũng phải được 2 tháng, tỷ suất sinh lời khoảng 62% (tương đương mức Fibo 61,8%) trên chỉ số (các mã chứng khoán có khi đem lại tỷ suất lớn hơn nhiều so với chỉ số).